Biến chứng nguy hiểm của bệnh xơ gan
Bệnh xơ gan làm cho các tế bào gan dần bị thay thế bởi các mô xơ khiến gan bị tổn thương và dần dần mất đi chức năng. Nếu không được can thiệp và điều trị tích cực rất dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây xơ gan
Cùng điểm danh một số nguyên nhân chính dẫn tới xơ gan để có biện pháp phòng trị hiệu quả:
- Do viêm gan virus như B, C... và không virus
- Do tình trạng ứ mật kéo dài nguyên phát dẫn tới xơ gan
- Do uống quá nhiều rượu, lâu ngày chất độc trong gan tích tụ gây xơ gan
- Do ký sinh trùng: Sán lá gan, sán máng
- Do ký sinh trùng sốt rét: Do muỗi truyền ký sinh trùng sốt rét vào máu gây vỡ hàng loạt hồng cầu làm cho lách to ra. Dần dần ảnh hưởng đến chức năng gan, cuối cùng dẫn đến xơ gan. Tình trạng này thường gặp ở vùng rừng núi có nhiều muỗi.
- Do nhiễm độc hóa chất và thuốc như DDT, tetraclorua carbon… các thuốc như sulfamid, thuốc chống lao, methyldopa…
- Xơ gan tim: Do suy tim ở những người có bệnh van tim, viêm màng ngoài tim dày dính (Hội chứng Pick). - Do rối loạn di truyền.
- Xơ gan do rối loạn chuyển hóa chất: Nhiễm sắc tố sắt (Hemochromatosis), rối loạn chuyển hóa đồng (bệnh Wilson), rối loạn chuyển hóa Porphyrin.
>> Triệu chứng và điều trị bệnh xơ gan cổ trướng
6 biến chứng thường gặp của xơ gan
Khi xơ gan ở giai đoạn đầu thường không để lại triệu chứng gì, nhưng theo mức độ của bệnh càng về sau các biểu hiện của xơ gan ngày càng thể hiện rõ ràng. Các triệu chứng bao gồm hội chứng suy tế bào gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, dãn vỡ tĩnh mạch thực quản, ung thư gan...
1. Xuất huyết do giãn tĩnh mạch
Khi gan bị xơ hóa, dòng máu đi qua bị cản trở khiến cho áp lực tĩnh mạch cũng như các hệ nối cửa chủ tăng do đó dẫn tới tình trạng giãn tĩnh mạch thực quản và tĩnh mạch phình dạ dày. Khi giãn tới mức độ nào đó, tĩnh mạch mỡ khiến máu thoát ra ngoài cơ thể theo các con đường khác nhau như nôn ra máu, đại tiện ra máu...
Khi xuất hiện các triệu chứng này cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay. Nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Việc điều trị giãn tĩnh mạch sử dụng thuốc, truyền mái hoặc nội soi dạ dày cấp cứu để thắt hoặc chích xơ các búi giãn tĩnh mạch.
2. Xơ gan cổ trướng
Xơ gan phát triển đến giai đoạn cổ trướng khiến bụng ngày càng trương lên. Nước chứa nhiều trong khoang màng phổi gây khó thở, nước trong các mô cơ làm cơ thể bị phù nhất là các phần thấp của chân như bàn chân, cẳng chân.
Cổ trướng là giai đoạn nặng của xơ gan, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách khiến người bệnh tử vong vì kiệt sức hoặc vỡ tĩnh mạch thực quản. Nếu được áp dụng các phương pháp điều trị hợp lý tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.
3. Hội chứng gan thận
Có tới 14 - 25% người bệnh xơ gan nhập viện do suy thận cấp. Hội chứng gan thận là một dạng suy thận trước thận do giãn mạch làm thể tích máu động mạch dấn đến co mạch thận. Trường hợp xảy ra ở những người bệnh xơ gan cổ trướng.
Bệnh nhân nên dừng ngay việc sử dụng những thuốc lợi tiểu và sử dụng những phương pháp điều trị khác dưới sự tư vấn của các bác sĩ chuyên ngành.
4. Nhiễm trùng do vi khuẩn
Gan có vai trò tham gia vào chức năng miễn dịch để bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Nhiễm trùng phổ biến ở những người bệnh xơ gan nhập viện, sự nhận thức để điều trị sớm là cách tốt nhất giúp người bệnh sống lâu hơn
Khi bệnh nhân có các triệu chứng như sốt, đau bụng hoặc quá nhạy cảm với đau, tăng bạch cầu, nhiễm trùng máu cần phải cấp cứu ngay lập tức.
5. Bệnh não gan
Trong bệnh xơ gan, não là là sự thất bại của gan trong việc chuyển hóa các chất độc hại cho thận. Amoniac vẫn là chất độc hại quan trọng nhất trong sinh bệnh học của não gan. Nồng độ amoniac tương quan với độ nặng của bệnh não gan, số lượng amoniac gan không chuyển hóa được càng nhiều thì não gan càng nặng.
Cách điều trị chủ yếu não gan là giảm lượng amoniac ứ đọng trong máu bằng cách hạn chế cung cấp chất đạm và sử kết hợp nhữung phương pháp điều trị cụ thể khác.
6. Ung thư gan
Xơ gan do virus có tỷ lệ cao chuyển biến thành ung thư gan. Những người bị ung thư gan, gan sẽ ngày một to ra, cứng, bề mặt không nhẵn, những khối u nhỏ không đồng nhất, thường bị đau tức ở vùng gan.
Có tới hơn 1/3 người mắc ung thư gan bị vàng da, thường gặp nhất ở giai đoạn cuối kèm theo các triệu chứng như sốt cao, ăn không ngon, nôn mửa và hay bị đi ngoài.
Nếu được phát hiện kịp thời ung thư gan có thể điều trị. Với những phương pháp điều trị tiên tiến trên thế giới, người bệnh có thể ngăn chặn được sự phát triển của các khối u và kéo dài thời gian sống.
Dự phòng các biến chứng của xơ gan bằng cách nào?
Một số biện pháp dự phòng biến chứng thường gặp trong xơ gan bao gồm:
- Phù và báng bụng: chế độ ăn nhạt kết hợp dùng thuốc lợi tiểu.
- Xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản: dùng thuốc làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa, thắt các búi giãn tĩnh mạch, hoặc chích xơ, đặt stent cửa - chủ trong gan.
- Tình trạng nhiễm trùng: dùng kháng sinh, tiêm chủng phòng cúm, viêm phổi và viêm gan.
- Ung thư gan: siêu âm bụng và xét nghiệm AFP định kỳ mỗi 3 - 6 tháng.
- Bệnh não - gan: dùng thuốc nhuận trường lactulose để tránh táo bón và làm giảm độc tố NH 3 trong máu.
Viện dược liệu trung ương đã chứng minh trong cà gai leo có hoạt chất glycoalkaloid có tác dụng ngăn chặn xơ gan rõ rệt thông qua việc ức chế sự tạo thành các sợi collagen, hạn chế sự phát triển của các mô xơ, mô sẹo. Cho tới nay, đây là cây dược liệu duy nhất làm được điều này. Không những vậy cà gai leo còn đặc biệt hiệu quả với người bệnh xơ gan do viêm gan virus gây ra nhất là viêm gan B.
Mật nhân có công dụng giúp hạ men gan làm tăng sự tái tạo tế bào gan đặc biệt cần thiết cho người bệnh xơ gan.
Giải độc gan Tuệ Linh với sự kết hợp giữa cà gai leo và mật nhân có công dụng giúp làm chậm sự tiến triển của xơ gan, giúp hạ men gan, hỗ trợ điều trị viêm gan virus, giúp giải độc và phục hồi tế bào gan.
Xem thêm: Phòng tránh xơ gan như thế nào?