Cách chăm sóc người bị xơ gan
Xơ gan nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Người nhà bệnh nhân nên lập kế hoạch chăm sóc người bệnh tốt nhất để giúp người bệnh có thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe cũng như hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
Kế hoach chăm sóc người bị xơ gan
1. Đảm bảo dinh dưỡng và tăng cường chức năng gan
- Cần chú ý tới cân nặng của người bệnh, nên giúp người bệnh kiểm tra cân nặng hàng tuần
- Nếu người bệnh có các biểu hiện chán ăn, chậm tiêu cần thông báo với bác sĩ để có biện pháp thay đổi chế độ dinh dưỡng kịp thời.
- Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý: Cân bằng các chất đạm, đường, vitamin, hạn chế mỡ và tuyệt đối kiêng rượu bia. Nếu bị xơ gan mất bù cần hạn chế chất đạm nếu không sẽ có nguy cơ hôn mê gan.
- Cần đảm bảo vệ sinh mũi miệng đặc biệt là khi người bệnh bị chảy máu can, chảy máu chân răng để tránh nhiễm khuẩn.
- Nhắc nhở người bệnh uống thuốc đúng liều lượng và thời gian như bác sĩ kê toa (có thể người bệnh sẽ được tiêm hoặc uống Vitamin B1, B6, B12, K, truyền dịch, truyền đạm theo phác đồ điều trị của bác sĩ).
2. Giảm phù và cổ trướng
Người bệnh xơ gan nên ăn nhạt hoàn toàn hoặc hạn chế lượng muối dung nạp vào cơ thể. Lượng muối natri không vượt quá 1.000 mg mỗi ngày, tương đương khoảng 2,5 g muối ăn. Không ăn những thức ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn và những thức ăn bán ngoài hàng ăn vì chúng chứa nhiều muối và nhiều bột ngọt.
Nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất là rau và các trái cây tươi rất cần thiết cho cơ thể và hoạt động của gan. Do đó, bệnh nhân bị xơ gan nên ăn nhiều rau và trái cây tươi.
3. Theo dõi và đề phòng chứng chảy máu tiêu hoá
- Nếu có biến chứng trầm trọng cần thông báo ngay cho bác sĩ và đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức
- Để người bệnh nằm nghỉ tuyệt đối, đầu thấp
- Tạm ngừng cho người bệnh ăn bằng đường miệng
- Giữ ấm cho người bệnh
- Phụ giúp thầy thuốc đặt Catether và theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm.
- Truyền dịch, truyền máu khẩn trương theo ý kiến bác sĩ
4. Đề phòng hôn mê gan
- Theo dõi sự thay đổi tính tình của người bệnh, người bệnh đang vui lại buồn và thờ ơ, cần báo cho bác sĩ biết
- Có những biểu hiện rối loạn về trí nhớ. Mất phương hướng về thời gian và không gian, mất khả năng tập trung tư tưởng.
- Bàn tay run do rối loạn trương lực cơ. Nếu đặt cẳng tay thẳng góc với cánh tay và mặt giường sẽ thấy bàn tay run không đều.
Khi phát hiện ra các dấu hiệu này, phải báo cáo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời.
4. Cần quan tâm tới người bệnh
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi nhiều, do đó nên hạn chế người tới thăm. Đồng thời, tạo không gian thoáng đãng, yên tĩnh cho người bệnh nghỉ ngơi.
- Đo lượng nước tiểu 24 giờ.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thuốc, phụ giúp thầy thuốc chọc hút dịch màng bụng và làm phản ứng Rivanta.
- Quan sát màu sắc của dịch cổ trướng (màu vàng chanh), đo số lượng dịch.
- Thực hiện thuốc theo y lệnh.
>> Nguyên nhân gây bệnh xơ gan
Chế độ dinh dưỡng cho người bị xơ gan
Chế độ ăn của người bệnh xơ gan cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng với các thành phần như sau:
Đường: Tỷ lệ đường các loại chiếm 40% trong thức ăn, đường vừa bảo vệ gan, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, lại vừa giảm thiểu dự phân giải protein. Do chức năng gan của người bệnh bị tổn thương, nếu ăn nhiều đường sẽ làm cho người béo lên, thậm chí hình thành gan nhiễm mỡ, làm tăng gánh nặng cho gan.
Protein: Việc bổ sung protein cần tùy theo mức độ thiếu protein và tình trạng bệnh của từng người bệnh. Nếu người bệnh ăn được thì dùng cách ăn uống, nếu tiêu hóa kém cần truyền axit amin, đạm, huyết tương. Mỗi ngày trong thức ăn có 60g protein là có thể thỏa mãn được nhu cầu, nên ăn thay đổi cá, thịt nạc, trứng các loại, sữa các loại, chế phẩm đậu nành. Khi có chiều hướng tổn hại gan, mỗi ngày không nên vượt quá 20g.
Mỡ: Cần ăn các loại thức ăn ít mỡ để giảm bớt gánh nặng cho gan, tăng cường bổ sung protein, đường, phòng ngừa phát sinh gan nhiễm mỡ.
Vitamin và nguyên tố vi lượng: Rau quả tươi có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nguyên tố vi lượng, là loại thức ăn tốt nhất. Chú ý bổ sung các loại vitamin B1, B2, C, E, K và các nguyên tố vi lượng như kẽm, silic với những ca đã xuất hiện triệu chứng thiếu vitamin cần cho uống hoặc tiêm bắp, tiêm dưới da.
Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế một số điểm sau trong chế độ ăn để tình trạng bệnh không trở nên trầm trọng hơn:
- Tuyệt đối không được uống rượu, cồn rượu vì có thể làm cho tế bào gan bị tổn thương cấp, aminophearaza tăng cao, viêm gan nặng hơn, dẫn đến chứng mỡ gan, viêm gan nghiện rượu và xơ gan.
- Thức ăn kích thích như hành, gừng, ớt… nên ăn ít thì tốt hơn, bởi đây là những thức ăn cay nóng, trợ thấp nhiệt, làm cho thấp nhiệt ở gan nặng thêm, khiến cho các triệu chứng lâm sàng càng nặng hơn.
- Tránh đồ rán béo ngậy, bởi chúng rất khó tiêu
TPCN Giải độc gan Tuệ Linh với thành phần là Cà gai leo và mật nhân, được nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự tiến triển của xơ gan, hỗ trợ điều trị viêm gan virus, giúp hạ men gan, đồng thời giải độc bảo vệ và phục hồi tế bào gan. 9 năm có mặt trên thị trường TPCN Giải độc gan Tuệ Linh thường xuyên cải tiến, với nguồn nguyên liệu theo tiêu chuẩn GACP (tiêu chuẩn thực hành tốt việc trồng trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới), sản xuất trên dây chuyền GMP_WHO, chứng minh là sản phẩm an toàn, hiệu quả, dùng được lâu dài mà không gây tác dụng phụ.
Tham khảo:
- Bệnh xơ gan là gì?
- Điều trị bệnh xơ gan hiệu quả