Điều trị xơ gan cấp độ 4?
Chào bác sĩ! Thời gian gần đây tôi thấy ăn uống kém, không có cảm giác ngon miệng nên đã đi khám sức khỏe và phát hiện mình bị xơ gan cấp độ 4. Bây giờ tôi thực sự lo lắng cho sức khỏe của mình. Vậy theo bác sĩ trường hợp xơ gan như của tôi thì cần ăn uống và điều trị như thế nào cho thích hợp. Tôi xin cảm ơn! (Hồ Trọng Trung - Nghệ An)
Chào anh Trung!
Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về chuyên mục sức khỏe của chúng tôi, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của anh như sau:
Bệnh xơ gan của anh đã chuyển sang cấp độ 4 là giai đoạn cuối tức là giai đoạn mất bù. Ở giai đoạn này người bệnh có những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như tăng huyết áp cổng thông tin, lá lách mở rộng, xơ cứng gan, chức năng thận bị rối loạn, tích tụ chất lỏng trong cơ thể.. Chức năng gan suy giảm nghiêm trọng dẫn tới gan bị mất chức năng giải độc, người bệnh rơi vào tình trạng nhầm lẫn thậm chí là hôn mê.
Phương pháp điều trị xơ gan giai đoạn 4 chủ yếu nhằm giảm triệu chứng, giảm biến chứng có thể xảy ra bằng phương pháp chọc hút dịch bằng kim hoặc ống thông, phương pháp dùng thuốc để điều trị.
Ghép gan ở giai đoạn này là phương pháp duy nhất mang lại hi vọng sống cho người bệnh, nhưng chi phí khá cao và yêu cầu phải có người hiến tặng gan mới thực hiện được.
Hiện nay, ngoài các phương pháp điều trị kể trên còn có phương pháp mới hiện đại đó chính là cấy ghép tế bào gốc. Bác sĩ sẽ thực hiện cấy tế bào gốc vào những tế bào gan bị tổn thương hoặc chết đi, khi cấy ghép tế bào gốc vào thì những tế bào này có nhiệm vụ tái tạo thành những tế bào gan mới, khôi phục lại chức năng vốn có của gan.
Điều trị biến chứng của xơ gan cấp độ 4 bao gồm:
- Điều trị cổ trướng - phù nề: Sử dụng thuốc nước điều trị và duy trì chế độ ăn nhạt. Trường hợp dịch tích tụ ở bụng quá nhiều người bệnh cần được chọc hút dịch ra ngoài hoặc dùng phẫu thuật.
- Điều trị tình trạng giãn tĩnh mạch: Cần được chăm sóc y tế khẩn cấp khi có tình trạng nôn ra máu, đi ngoài ra máu. Phương pháp ngăn chặn chảy máu bao gồm tiêm xơ, thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su, đặt stent...
- Điều trị nhiễm trùng bằng thuốc kháng sinh và một số phương pháp khác
- Điều trị biến chứng não gan: Khi bị xơ gan chức năng gan suy giảm, không có khả năng loại bỏ độc tố. Các độc tố tích tụ lại ở não gây chứng não gan như lú lẫn, trí nhớ kém, hôn mê... một số loại thuốc sử dụng làm giảm hàm lượng độc tố trong máu.
Người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn uống, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn cụ thể như sau:
- Chia nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm tải hoạt động cho gan
- Hạn chế ăn dầu, không nên ăn mỡ động vật, món ăn chế biến dạng luộc hấp thì vì chiên rán
- Cung cấp chất xơ trong các bữa ăn như trái cây, rau củ tươi
- Không nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt đỏ, gan, huyết,..vì dễ gây ứ sắt dẫn tới tổn thương các cơ quan
- Ăn sữa chua có tác dụng giúp hòa giải amoniac
- Người bệnh nên ăn nhiều vào buổi sáng để tránh đầy bụng và buồn nôn
- Tuyệt đối kiêng rượu bia, không sử dụng trà, cà phê hoặc các chất kích thích khác
- Không nên sử dụng mắm, muối, cá khô, thức ăn đóng hộp để tránh hiện tượng bị ứ muối natri
- Ăn nhạt để tránh ứ đọng muối trong cơ thể
Nên đọc: Dinh dưỡng người bệnh xơ gan cổ trướng
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi hợp lý giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh của mình hiệu quả. Bên cạnh việc điều trị, người bệnh có thể dùng thêm các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược hỗ trợ điều trị. TPCN Giải độc gan Tuệ Linh với thành phần gồm cà gai leo và mật nhân, sự kết hợp giữa hai thảo dược quý này giúp:
- Giảm sự tiến triển của xơ gan
- Hạ men gan
- Hỗ trợ điều trị viêm gan virus
- Giải độc, bảo vệ và tăng cường chức năng gan
9 năm đồng hành cùng người bệnh, Giải độc gan Tuệ Linh nhận được sự tin tưởng từ người bệnh và vinh dự nhận được nhiều giải thưởng uy tín như: Sản phẩm Vàng vì sức khỏe cộng đồng, Thương hiệu tiêu biểu vì người tiêu dùng…
Xem thêm: Tìm hiểu về xơ gan cổ trướng